Mục lục Hiển thị
Có rất ít người biết rằng thực chất đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có rất nhiều cách chứ không chỉ đi theo đơn hàng. Mỗi người lao động có thể lựa chọn cho mình một phương án đi xuất khẩu lao động phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân. Trong bài viết ngày hôm nay sẽ liệt kê một vài cách đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và quy trình làm thủ tục mà người lao động phải hoàn thành.
Có nhiều chương trình với những tên gọi khác nhau tạo cơ hội cho người lao động được sang học tập và làm việc tại Nhật. Tuy nhiên, thực tế thì chúng là có chung đích đến là xuất khẩu lao động chứ không phải học tập thuần tuý như du học. Điển hình có thể kể đến như:
Đây là hình thức xuất khẩu lao động phổ biến nhất. Mỗi năm, thậm chí là mỗi tháng đều sẽ có không ít các công ty, công xưởng,... tuyển dụng các đơn hàng tại Việt Nam. Thông thường, người lao động sẽ phải tìm đến các công ty môi giới việc làm để tiếp cận với các đơn hàng này.
Theo đó, người lao động sẽ phải vượt qua một số các điều kiện XKLĐ Nhật Bản ứng tuyển trước khi chính thức đậu đơn hàng. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu lao động này là gần như đơn vị môi giới sẽ hỗ trợ, hướng dẫn người lao động trong suốt thời gian hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ giấy tờ.
Khác biệt một chút so với XKLĐ Đài Loan theo đơn hàng, diện thực tập sinh sẽ là chương trình vừa học, vừa làm dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Theo đó, người xuất khẩu lao động theo diện này vẫn sẽ có tiền trợ cấp khi tham gia vào các ca làm việc. Tuy nhiên, giờ làm việc của người lao động diện thực tập sinh sẽ hạn chế hơn.
Song song với đó, người lao động được tạo điều kiện học hỏi thêm nhiều kiến thức kể cả lý thuyết và thực tiễn. Nếu lựa chọn đi theo dạng này, các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc sẽ dễ dàng hơn cho người lao động, sau khi kết thúc kỳ thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội để tiếp tục ở lại làm việc tại công xưởng đó.
Đây là một trong những chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản có yêu cầu cao nhất và cũng có mức lương hấp dẫn nhất, tiền Nhật có giá trị cao. Người lao động cần sở hữu bằng đại học ngành Kỹ thuật trong nước và có trình độ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Nhật, ở mức N3 trở lên. Những ngành nghề phổ biến đối với diện này là kỹ sư cơ khí, Ô tô, Cơ-Điện tử, Thiết kế máy,...
Đương nhiên, với những yêu cầu cao về kinh nghiệm và kiến thức, mức lương của diện xuất khẩu lao động kỹ sư Nhật Bản cũng sẽ cao hơn nhiều so với 2 chương trình còn lại. Trung bình thu nhập mỗi tháng của người lao động đi theo chương trình kỹ sư là khoảng 36 đến 45 triệu đồng chưa tính những khoản phí thưởng thêm hoặc tăng ca.
Nhìn chung, dù là các chương trình có đối chút khác nhau nhưng những diện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều thường trải qua 3 bước cơ bản. Cụ thể như sau:
Người lao động có thể tìm kiếm những cơ hội đi xuất khẩu lao động ở bất kỳ diện nào trên nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể tìm đến các đơn vị tư vấn, môi giới việc làm trong nước để được hỗ trợ tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân.
Nếu tìm kiếm việc làm thông qua đơn vị trung gian, phần lớn người lao động sẽ được hỗ trợ chỉ dẫn hoàn thiện mọi thủ tục. Về cơ bản, thường thì người lao động sẽ cần chuẩn bị giấy tờ tuỳ thân, các loại bằng chứng nhận, xin visa và chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe. Quy trình chuẩn bị hồ sơ có thể kéo dài đến trên dưới 1 tháng.
Còn lại là vấn đề về các loại phí cần nộp trước khi sang Nhật, chi phí đi xuất khẩu Nhật Bản 3 năm. Tuỳ vào từng ngành nghề xuất khẩu lao động khác nhau mà người lao động sẽ phải nộp các mức phí khác nhau. Trong đó bao gồm phí hoàn thiện thủ tục, phí môi giới, vé máy bay và đôi khi là một số loại phí bảo đảm sẽ nhận việc.
Người lao động sẽ được nhận vé và đi tập trung cùng với những người xuất khẩu lao động trong cùng đợt ứng tuyển đó. Ngoài việc chuẩn bị hành lý cá nhân, người lao động cũng nên đổi sẵn tiền và chuẩn bị sẵn sim điện thoại. Khi đến nơi, đa phần công ty chủ quản sẽ cử người đại diện để tiếp tục hỗ trợ và hướng dẫn người lao động trong những công đoạn kế tiếp.
Phía trên là những thông tin cơ bản về 3 cách đi xuất khẩu lao động Nhật Bản phổ biến hiện nay. Lời khuyên dành cho người lao động là nên tìm đến các đơn vị trung gian, môi giới để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể, tránh trường hợp bị mất thời gian, uổng phí tiền của khi bản thân chưa rõ các quy trình.
Những bài viết được quan tâm nhiều
Chia sẻ:
Bài viết cùng chuyên mục
Tuyển dụng
Việc làm | Nơi làm việc | Ngày tuyển |
---|---|---|
Tuyển 08 Nam đi đơn hàng Kỹ sư Thực phẩm Nhật Bản | Yamanashi - Nhật Bản | 28/12/2023 |
Tuyển 15 Nam xuất khẩu lao động nghề hàn xì tại Nhật Bản | Mie - Nhật Bản | 23/01/2024 |
Tuyển 06 Nam đi đơn hàng lắp đặt đường ống tại Nhật Bản | Osaka | 22/01/2024 |
Tuyển 20 nữ chế biến thực phẩm tại Kanagawa Nhật Bản | Kanagawa | 19/01/2024 |
Tuyển 30 Nam đi xuất khẩu lao động Nhật đóng gói công nghiệp | Aichi, Fukui, Shiga | 17/01/2024 |